Tôi chưa từng nói những lời này trước mặt họ.
Hai người nhìn nhau, đều hiểu lần này tôi không phải đang hờn dỗi.
Rõ ràng là đang hoảng loạn.
Mẹ chồng cạn lời, môi mấp máy mãi chỉ thốt ra được một câu:
"Nhưng dù gì nó cũng là máu thịt của con mà!"
Tôi cười lạnh: "Thịt đã thối, không vứt đi khác gì tự s///át!"
Tiền Cẩm Phong lại là câu quen thuộc: "Nhớ kỹ những lời hôm nay của cô, sau này tôi sẽ không bao giờ cho cô gặp nó nữa!"
Anh ta nhìn chằm chằm vào tôi, như mong tôi sẽ thay đổi ý định.
Tôi bật cười: "Tốt quá, mong anh giữ lời, đừng bao giờ dẫn nó đến cầu xin tôi."
Anh ta trợn mắt: "La Y Lan, đừng tưởng tôi không kiếm được vé! Chẳng qua tôi lười thôi!"
Tôi nhún vai, chẳng buồn đáp, mở cửa bước ra.
Tiền Đống Lương quay đầu lại, mặt vênh vác tưởng tôi sẽ xin lỗi.
Đến khi thấy tôi đi lướt qua, nó tức tối chửi rủa.
Tôi chẳng tức cũng chẳng buồn, không ngoảnh lại, về nhà khóa cửa, đắp mặt nạ, xem phim, sống thong dong như chẳng có chuyện gì.
Ba ngày sau, nhà bên nổ ra một trận cãi vã dữ dội.
Tiếng to đến mức đi dưới tầng một cũng nghe rõ.
Lý do không có gì khác – Tiền Cẩm Phong bận rộn ba ngày trời, không những không kiếm được vé, mà còn tốn oan ba vạn tệ.
Nghe đâu danh sách đợt cuối đi Mỹ đã chốt.
Tiền Đống Lương – không có cơ hội nữa rồi.
8
Đây là lần đầu tiên thằng bé không được toại nguyện.
Trước kia, nhu cầu nhỏ có ông bà nội lo, nhu cầu lớn thì tôi tất tả lo liệu.
Lần này là cơ hội mà nó mong mỏi đã lâu, vậy mà lại vuột mất.
Sự hụt hẫng quá lớn khiến nó không thể chấp nhận được.
Nó gào thét, đập phá đồ đạc, còn dọa nhảy lầu, khiến cả tòa nhà bị đánh thức.
Hàng xóm ầm ầm kéo tới, cãi cọ loạn cả lên.
Cuối cùng, cảnh sát gõ cửa nhà tôi.
“Là mẹ của đứa trẻ, khi con có dấu hiệu suy sụp tinh thần, tại sao cô không đến xem tình hình ngay từ đầu?”
Tiếng bà nội khóc lóc thảm thương vang lên, như thể đang dựng tôi thành một người đàn bà vứt chồng bỏ con.
Tiền Cẩm Phong đứng dựa vào cửa, râu ria xồm xoàm, áo quần nhăn nhúm, nhìn tôi đầy oán hận: “Anh cảnh sát, nói cô ta đi, là phụ nữ mà không lo chăm con, chăm chồng, chỉ biết giận dỗi đòi ly hôn.”
Tôi lặng lẽ bật đoạn ghi âm lên.
Ước nguyện sinh nhật của con trai vang lên rõ ràng.
Những lời họ nói với tôi trong ngày sinh nhật ấy, giờ đây được phát ra từng câu từng chữ.
Từng lời nói như từng cái tát vô hình, giáng lên mặt bọn họ.
Mặt mẹ chồng tái mét, quên cả việc khóc.
Hàng xóm bắt đầu bàn tán râm ran:
“Hóa ra là thế, tôi còn thắc mắc sao một người mẹ thương con như cô ấy lại bỗng nhiên mặc kệ nhà cửa, thì ra là cả nhà toàn lũ vong ân phụ nghĩa!”
“Đúng đó! Ai mà không biết trong khu này chị Y Lan vì nhà mà hy sinh thế nào, thằng Đống Lương học giỏi thế là nhờ chị ấy khổ sở ngày đêm dạy dỗ!”
“Hy sinh nhiều đến mấy mà gặp ông bà nội phá rối, chồng thì không ra gì, con thì vô ơn, làm mẹ kiểu đó đúng là đau lòng mà!”
“Ly hôn rồi còn mặt mũi trách móc người ta à? Hôm cãi nhau tôi còn nghe rõ là họ đuổi cô ấy ra khỏi nhà, giờ lại nói cô ấy giận dỗi bỏ đi, đúng là nói sao cũng tiện mồm!”
“Giờ mới biết mặt dày là như thế nào đó, lúc trước việc gì cũng đổ lên đầu người ta, giờ không có chị ấy cái gì cũng loạn hết, đáng đời!”
Những ánh mắt khinh thường khiến Tiền Cẩm Phong xấu hổ đến mức không dám ngẩng mặt.
Không biết từ lúc nào, Tiền Đống Lương cũng trốn mất dạng, chắc là mất mặt quá nên lẩn đi rồi.
Cuối cùng, cảnh sát hiểu rõ tình hình, không làm phiền tôi nữa.
Tối hôm đó, tôi nhận được tin nhắn từ Đống Lương:
[Bà đừng đắc ý quá, không đi Mỹ thì tôi cũng sẽ thành công thôi!]